Những điều cần chú ý khi hấp tóc tại nhà
Hấp tóc là một biện pháp chăm sóc, giúp tóc thoát khỏi tình trạng khô xơ, mất nước, đồng thời cung cấp độ ẩm và những chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc. Vì thế, nó không chỉ giúp tóc của bạn thoát khỏi tình trạng khô xơ, chẻ ngọn, hư tổn mà còn làm cho tóc trở nên bóng mượt, giàu sức sống.
Có hai kiểu hấp dầu là hấp nóng và hấp lạnh. Hấp nóng là kiểu phổ biến hơn, giúp nuôi dưỡng tóc nhưng cũng có thể làm tổn thương tóc do nhiệt độ cao. Vì vậy, khi tóc bị khô xơ và tổn thương nghiêm trọng, các bạn nên áp dụng kiểu hấp lạnh. Kiểu này có tác dụng chữa trị khô xơ, diệt khuẩn và cung cấp thêm oxy cho tóc.
Hấp dầu thường được thực hiện tại các spa, salon chăm sóc tóc, làm đẹp… Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự thực hiện ở nhà với các sản phẩm kem hấp tóc.
Những người thường xuyên uốn, nhuộm, tạo kiểu tóc… thì tóc sẽ nhanh hư tổn hơn. Khi bạn thấy tóc bị khô xơ, gãy ngọn do ảnh hưởng của ánh nắng, bụi bẩn, sức nóng của các loại máy làm tóc, các hóa chất khi uốn, duỗi, nhuộm tóc… thì đó là lúc bạn cần đến hấp dầu cho tóc ngay.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên hấp tóc quá nhiều. Điều này có thể khiến cho tóc dễ bị bết, bắt bụi và gây phản tác dụng. Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên hấp dầu 2 lần/tháng đối với tóc thường và 1 lần/tuần đối với tóc bị hư hại do uốn nhuộm, hóa chất, tia cực tím,…
Nên hấp dầu sau khi dùng hóa chất, tạo kiểu cho tóc để hạn chế tác hại của hóa chất, nhiệt độ. Ngược lại, không nên hấp dầu trước khi duỗi hoặc nhuộm tóc. Quá trình hấp dầu sẽ thu hẹp các biểu bì tóc, khiến tóc khó hấp thụ thuốc duỗi hoặc thuốc nhuộm.
Hấp tóc 1 tháng/ lần để tóc được bổ sung dưỡng chất, tránh hư tổn, gãy rụng.
Cách hấp tóc:
– Thoa dầu hấp lên tóc đã sạch và ráo nước.
– Dùng khăn mặt khổ lớn nhúng nước nóng, vắt bớt nước rồi quấn kín tóc.
– Chụp mũ tắm lên trong khoảng 5 phút để giữ nhiệt ở khăn.
– Tháo mũ chụp ra, để thêm năm phút nữa rồi xả sạch dầu hấp.